Red flag trong tình yêu là gì? 15 Dấu hiệu nhận biết sớm

“Red flag” là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng để chỉ ra những tín hiệu đáng chú ý trong một mối quan hệ. Vậy nghĩa của red flag trong tình yêu là gì? Các dấu hiệu “red flag” trong tình yêu mà bạn nên tránh là gì? Hãy cùng Bảo hiểm tình yêu khám phá và giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Red flag trong tình yêu là gì?

Red flag” được tạm dịch là cờ đỏ, là dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm hoặc thảm họa có thể xảy ra. Trong tình yêu, red flag là những tín hiệu cho thấy mối quan hệ không lành mạnh và tiếp tục duy trì có thể gây nguy hiểm cho cảm xúc và tình cảm.

Một ví dụ điển hình là khi người yêu của bạn không muốn công khai giới thiệu bạn với bất kỳ ai, đó có thể được coi là một red flag. Thuật ngữ red flag không chỉ được sử dụng trong các mối quan hệ tình cảm, mà còn được áp dụng trong các mối quan hệ bạn bè, công việc…

Nguồn gốc của red flag

Thuật ngữ “red flag” có nguồn gốc từ văn hóa sử dụng cờ đỏ trong lịch sử. Trước kia, người ta thường dùng cờ đỏ để đánh dấu các cuộc diễn tập của quân đội, các vùng biển không an toàn, các tàu chở vũ khí, thông báo nguy hiểm về cháy rừng hoặc để đưa ra các tín hiệu trong các cuộc đua thuyền.

Lý do cho việc sử dụng red flag để cảnh báo là vì màu đỏ có bước sóng dài nhất và ít bị tán xạ hơn so với các màu khác. Do đó, chúng ta có thể nhìn thấy màu đỏ ở khoảng cách xa hoặc trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù. Ngày nay, cụm từ “red flag” thường được sử dụng để chỉ sự bất ổn trong mối quan hệ tình cảm.

Nguồn gốc của red flag trong tình yêu là gì?
Nguồn gốc của red flag trong tình yêu là gì?

Có thể ban quan tâm: 4 Tế là gì trong tình yêu? Ý nghĩa của 4 tế bạn cần biết.

15 Dấu hiệu của một red flag trong tình yêu

Bạn nên suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì có thể là bạn đang gặp phải “red flag” đấy.

1. Họ nói xấu người yêu cũ

Bạn thân mến, nếu người yêu của bạn thường hay sử dụng những từ ngữ không đẹp và có thái độ hằn học khi nói về Ex của họ. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai người có những dấu hiệu đỏ. Vì nếu chia tay, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không tiếp tục nói xấu bạn với người mới trong tương lai.

2. Họ có mối quan hệ tệ với người thân

Dấu hiệu nhận biết thứ hai của red flag là gì trong tình yêu thì không thể xét đến mối quan hệ với người thân của họ. Hãy chú ý cách người mà bạn yêu nói về gia đình của họ, bởi vì chúng ta là kết quả của môi trường mà chúng ta được lớn lên. Nếu người mà bạn yêu có mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, đó là điều đáng mừng.

Tuy nhiên, nếu gia đình của họ có những vấn đề nghiêm trọng, bạn nên cẩn thận. Nếu vấn đề đến từ tính cách của người mà bạn yêu, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trong tương lai. Nếu vấn đề đến từ gia đình, ví dụ như có bố mẹ độc hại, liệu bạn có đủ sự thông cảm và kiên nhẫn để cùng họ vượt qua những tổn thương đó?

3. Đối phương đối xử tệ với người có địa vị thấp hơn họ

Một người có thể được đánh giá bằng cách họ đối xử với những người không quen biết, đặc biệt là những người có địa vị thấp hoặc yếu thế hơn, chẳng hạn như em ruột, cấp dưới hay người phục vụ. Việc đối xử không tôn trọng với những người địa vị thấp hơn họ cho thấy họ thiếu lòng nhân ái, đồng cảm và tự giác.

Đối phương đối xử tệ với người có địa vị thấp hơn họ
Đối phương đối xử tệ với người có địa vị thấp hơn họ

Theo các chuyên gia tâm lý, cách mà một người đối xử tốt với những người có địa vị thấp hơn cho thấy sự trưởng thành, đạo đức, lòng đồng cảm và lòng vị tha của họ. Đây là những phẩm chất quan trọng trong một mối quan hệ lành mạnh.

4. Có hành vi bạo lực

Trong quá trình tìm hẹn hò với họ, điều quan trọng là phải chú ý đến những dấu hiệu của người ấy. Nếu bạn phát hiện ra rằng họ có những hành vi bạo lực, thể hiện sự hung ác và sẵn sàng tổn thương người khác, đây là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng.

Hành vi bạo lực có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói đến hành động. Đôi khi, nó có thể được giấu kín và khó nhận biết, nhưng đừng bao giờ coi thường những dấu hiệu nhỏ nhặt. Nếu bạn cảm thấy bị đe dọa hoặc không có cảm giác an toàn khi ở bên cạnh người đó, hãy tin vào cảm giác của mình và tìm cách thoát khỏi tình huống đó.

5. Thiếu trách nhiệm

Nếu bạn đang tự hỏi về Red Flag là gì trong tình yêu thì việc đối phương của bạn thiếu trách nhiệm cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Có những điều liên quan đến chuyện tiền bạc như luôn nhờ bạn giúp đỡ về tài chính hoặc không quan tâm đến công việc.

Nó thể hiện rằng người đó không có trách nhiệm với cuộc sống và công việc của mình. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi tiến xa hơn trong mối quan hệ này.

6. Không bao giờ xin lỗi hoặc chấp nhận sai lầm

Bạn luôn là người đầu tiên phải xin lỗi sau mỗi cuộc cãi vã, dù có đúng hay sai. Bởi vì việc bỏ qua mọi lý do chỉ để bảo vệ cái tôi của mình là dấu hiệu của sự thiếu trưởng thành trong cảm xúc. Đôi khi trong mối quan hệ, việc chấp nhận sai lầm và xin lỗi không phải là vì người đó đã sai, mà là vì họ đặt mối quan hệ lên trên cái tôi của bản thân.

Người yêu bạn không bao giờ xin lỗi hoặc chấp nhận sai lầm
Người yêu bạn không bao giờ xin lỗi hoặc chấp nhận sai lầm

7. Hai người có quá nhiều khác biệt về suy nghĩ và lối sống

Đây là dấu hiệu nhận biết red flag không nên bỏ qua. Trong mối quan hệ, sự đồng thuận và hòa hợp trong suy nghĩ là rất quan trọng. Ví dụ, bạn có tính cách tự do và chính kiến, trong khi người kia lại có tính cách cổ điển và bảo thủ.

Điều này có thể khiến cho hai bạn gặp khó khăn trong việc hòa hợp với nhau. Đặc biệt, nếu không thể thảo luận và thỏa hiệp với nhau, sự khác biệt này có thể là một tín hiệu đỏ cần được cân nhắc.

8. Có hành vi kiểm soát và ghen tuông quá mức

Các dấu hiệu tiếp theo của red flag là gì trong tình yêu? Nếu đối phương là người hay ghen, điều này có thể dẫn đến hành vi kiểm soát. Một đối tác ghen tuông có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu với những cuộc gọi hoặc nhắn tin quá mức, đồng thời luôn muốn kiểm soát những gì bạn làm.

Nếu bạn cảm thấy bị áp lực hoặc phải thay đổi hành vi của mình để xoa dịu sự ghen tuông của đối phương, thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trong mối quan hệ mà bạn nên tránh.

9. Thường xuyên nói dối

Thường xuyên nói dối là một hành động không tốt trong một mối quan hệ. Nếu bạn nhận thấy người kia liên tục nói dối cho bạn, đây có thể là một dấu hiệu đáng để bạn cảnh giác. Ví dụ, họ có thể nói dối về nơi họ đang ở hoặc thậm chí là việc họ đã ngoại tình.

Họ thường xuyên nói dối
Họ thường xuyên nói dối

Bị lừa dối nhiều lần có thể gây khó khăn trong việc xây dựng một mối quan hệ vững chắc hoặc thậm chí là phá hủy những gì bạn đã cố gắng xây dựng trước đó. Hãy luôn giữ một tinh thần cảnh giác và trung thực trong mối quan hệ của bạn để tránh những rắc rối không đáng có.

10. Họ có vấn đề về cảm xúc

Hãy cẩn thận khi bạn bên cạnh người có tính khí nóng nảy. Đây là loại người không thể kiểm soát được cảm xúc và thường hay gây ra những cuộc tranh cãi, dù trong những lúc yên bình. Họ làm như vậy để thu hút sự chú ý của bạn. Điều này không chỉ đơn giản là tính cách, mà còn có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm lý, được gọi là rối loạn nhân cách kịch tính.

Khi mới bắt đầu hẹn hò, bạn có thể thấy họ rất thú vị và quyến rũ vì tính cách hướng ngoại và năng lượng tràn đầy của họ. Tuy nhiên, theo thời gian, việc chìm đắm vào những tình huống bi kịch sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn.

11. Bạn luôn bị đánh giá thấp trong mối quan hệ

Nếu người kia thường xuyên phê bình hay làm giảm giá trị của bạn, khiến bạn cảm thấy tự ti và không tin tưởng vào chính mình, thì đó là dấu hiệu cờ đỏ. Ví dụ như họ thường chỉ trích về ngoại hình của bạn hoặc so sánh bạn với người khác.

12. Bạn không thể chịu đựng bạn bè của người yêu mình

Bạn không cần phải quá gắn bó với nhóm bạn của người ấy. Nhưng nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi đi chơi cùng họ, có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang gặp vấn đề. Câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hay “nồi nào vung nấy” có lẽ đã quá cũ, nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu sắc.

Người yêu của bạn thường sẽ có nhiều điểm chung với bạn bè của họ, ví dụ như sở thích, tính cách và niềm tin. Những điều này có thể xung đột với giá trị của bạn và dẫn đến những mâu thuẫn.

Bạn không thể chịu đựng bạn bè của người yêu mình
Bạn không thể chịu đựng bạn bè của người yêu mình

Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này khi gặp gỡ nhóm bạn của người ấy, vì bạn không có cảm tình với họ. Tuy nhiên, đừng quên rằng họ là những người quan trọng trong cuộc sống của người yêu bạn và hãy tôn trọng họ. Nếu bạn không thể chịu được bạn bè của người yêu, có thể sẽ có cảm giác tương tự với họ trong tương lai.

13. Họ không muốn thỏa hiệp và muốn chiến thắng trong mối quan hệ

Các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân đã nghiên cứu và cho thấy rằng khả năng linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ tình yêu. Nếu người kia luôn từ chối thỏa hiệp, luôn phàn nàn và khó chịu khi có sự thay đổi trong kế hoạch và chỉ muốn mọi thứ diễn ra theo ý của họ, thì mối quan hệ của bạn có thể gặp vấn đề.

Ví dụ, hai bạn đã lên kế hoạch đi du lịch Đà Lạt vào cuối tuần, nhưng công việc đột xuất tại cơ quan khiến bạn phải hoãn chuyến đi. Tuy nhiên, người kia lại không chịu thay đổi kế hoạch và khiến bạn cảm thấy khó xử.

Nếu người kia quá cứng nhắc và ích kỷ đến mức không quan tâm đến vấn đề của bạn, thì họ không phải là một lựa chọn tốt cho mối quan hệ. Những tình huống như vậy sẽ giúp bạn nhận ra mình có quan trọng với người kia hay không.

14. Họ không trân trọng những gì bạn làm cho họ

Khi yêu, chúng ta cần biết trân trọng những gì đối phương đã làm. Theo một nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina, sự biết ơn sẽ tăng cường sự gắn kết và hạnh phúc trong mối quan hệ của cả người cho lẫn người nhận.

Họ không trân trọng những gì bạn làm cho họ
Họ không trân trọng những gì bạn làm cho họ

Việc cho đi không nên được coi là điều hiển nhiên khi yêu. Nếu luôn có cảm giác rằng những nỗ lực của mình bị bỏ qua, hoặc rằng mình không bao giờ đủ để đáp lại và cảm giác không được tôn trọng thì mối quan hệ sẽ dần dần trở nên thiếu vắng và xa cách.

15. Họ khiến bạn cảm thấy áy náy khi muốn dành thời gian cho bản thân

Tôn trọng thời gian và không gian riêng tư của nhau là điều rất quan trọng. Nhà tư vấn hôn nhân John Aiken khuyên các đôi tình nhân nên có khoảng không gian riêng để mối quan hệ không trở nên căng thẳng.

Hãy tưởng tượng sau một ngày làm việc vất vả, bạn cần thời gian để nghỉ ngơi nhưng lại phải chịu áp lực liên tục từ phía đối tác. Lâu dài, điều này sẽ khiến cả hai càng xa cách nhau hơn.

Có thể bạn quan tâm: 14 Dấu hiệu của thao túng tâm lý trong tình yêu bạn cần biết.

Cách đối mặt với Cờ đỏ là gì?

Giao tiếp là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ. Bạn có thể trò chuyện và chia sẻ với người yêu nếu bạn thấy có những dấu hiệu “cờ đỏ” trong mối quan hệ của hai người. Đôi khi, đó chỉ là cách mà người ta thể hiện tình yêu của họ và không có ý gì xấu. Vì vậy, hãy nói chuyện với nhau thật nhiều để hiểu nhau hơn.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu “cờ đỏ” đó rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn, hãy suy nghĩ kỹ và có thể cần phải chấm dứt mối quan hệ này. Nếu bạn không tự tin để ra quyết định, hãy tìm người thân, bạn bè hoặc ai đó mà bạn tin tưởng để được tư vấn và giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm: Lời Phật dạy buông bỏ trong tình yêu có ý nghĩa như thế nào?

Bài viết trên đây đã chia sẻ về red flag trong tình yêu là gì và tổng hợp 15 dấu hiệu nhận biết sớm mối quan hệ red flag bạn cần tránh. Hi vọng qua bài viết chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết hơn về red flag cũng như tránh được red flag khi yêu.

Viết một bình luận